Xem ngày vào nhà mới, chọn ngày tốt về nhà mới là việc làm quan trọng rất được người Việt quan tâm. Người ta thường xem và chọn ngày tốt ứng với bản mệnh của chủ nhà. Điều này sẽ giúp gia đình hạnh phúc, làm ăn thuận lợi. Cùng tìm hiểu về cách xem ngày vào nhà mới (ngày nhập trạch) đúng nhất qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính:
- 1 Xem ngày vào nhà mới là gì?
- 2 Khi làm lễ nhập trạch cần kiêng điều gì?
- 3 Quy trình cúng nhập trạch về nhà mới đúng truyền thống người Việt
- 4 Chuẩn bị mâm cúng trong ngày vào nhà mới
- 5 Lựa chọn văn khấn nhập trạch
- 6 Ý nghĩa của việc xem ngày nhập trạch, chọn ngày tốt về nhà mới
- 7 Nguyên tắc coi ngày vào nhà mới
Xem ngày vào nhà mới là gì?
Ông cha ta thường quan niệm rằng mỗi một nơi đều có các vị thần linh, thổ công cai quản. Việc xem ngày vào nhà mới chính là xin phép các vị thần linh đang trú ngụ tại đó đồng ý cho việc chúng ta chuyển đến để sinh sống. Hơn nữa, việc làm lễ này còn cầu mong các vị thần linh phù hộ cho giả chủ luôn mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, tiền tài nhiều.
Lễ nhập trạch hay còn được gọi với tên gọi khác là lễ về nhà mới. Đây là một trong những nghi lễ cổ truyền của người Việt từ xa xưa, trước khi chuyển đến nhà mới ở chúng ta phải làm lễ nhập trạch để xin phép các vị thần linh cho chúng ta vào trong nhà ở. Đây là một nghi lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được dân ta duy trì từ xa xưa tới nay.
Khi làm lễ nhập trạch cần kiêng điều gì?
Các cụ xưa đã có câu “có kiêng có lành” đúng như vậy việc thực hiện một số điều kiêng trong khi xem ngày vào nhà mới sẽ giúp gia chủ giải hóa bớt những điều không may mắn, rước tài vận vào nhà. Một số điều kiêng kỵ mà các bạn cần tránh trong ngày vào nhà mới đó là:
- Sau khi làm lễ nhập trạch mà gia đình bạn vẫn chưa ở ngay thì bạn cũng nên ở đó lại 1 đêm để báo cáo với các vị thần linh là gia chủ đã về ở.
- Tất cả các thành viên trong gia đình nên cùng tham gia vào việc làm lễ và chuyển nhà
- Bàn thờ cúng gia tiên cần phải chuẩn bị kỹ từ trước và mọi người khi đến về nhà mới mọi người đến thì nên mang theo tiền.
- Khi mang thai thì không nên chuyển nhà vì điều này là không tốt hoặc nếu có chuyển thì sẽ dùng chổi mới để quét lên đồ đạc.
- Bạn không nên chuyển nhà vào buổi tối.
- Nếu bạn không được tuổi và cần mượn tuổi để dọn lên nhà mới thì không nên mượn người tuổi hổ.
Quy trình cúng nhập trạch về nhà mới đúng truyền thống người Việt
Xem ngày tốt nhập trạch
Việc lựa chọn ngày tốt không chỉ mong muốn việc dọn đến nhà mới ở của gia chủ gặp nhiều may mắn mà còn mong muốn hóa giải những điều không may mắn thành những điều tốt đẹp nhất. Lựa chọn ngày đẹp sẽ giúp cho tâm lý của gia chủ thấy thoải mái hơn.
Việc xem ngày tốt nhập trạch là điều vô cùng quan trọng, lựa chọn ngày tốt là khởi đầu để chúng ta thực hiện công việc nhập trạch. Để lựa chọn được ngày tốt bạn có thể tham khảo thầy phong thủy hoặc xem ngày đại cát trên lịch và các trang mạng. Ngày đẹp để nhập trạch là ngày hợp với mệnh và tuổi của gia chủ.
Chuẩn bị vàng mã để cúng trong ngày vào nhà mới
Vàng mã là lễ vật vô cùng quan trọng khi chúng ta làm lễ cúng nhập trạch. Để chuẩn bị cho tươm tất bạn cần nên kế hoạch về số lượng sau đó đặt mua trước để đảm bảo đủ số lượng cũng như hạn chế những thiếu sót trong công tác chuẩn bị này. Số lượng lễ vật vàng mã cần chuẩn bị trong ngày vào nhà mới mà bạn nên tham khảo cụ thể như sau: 6 bộ ngựa bao gồm đầy đủ quần áo, cờ, mũ, kiếm (2 ngựa đỏ, 1 ngựa xanh, 1 ngựa vàng, 1 ngựa tím, 1 ngựa trắng); 5 tập giấy tiền, vàng lá cùng màu với ngựa; 5 mũ và 5 tiền vàng.
Chuẩn bị mâm cúng trong ngày vào nhà mới
Mâm cúng nhập trạch vô cùng quan trọng bởi đây là những lễ vật mà gia chủ muốn dâng lên các vị thần linh và thổ công. Mâm cúng sẽ bao gồm 3 phần chính: Mâm ngũ quả; hương hoa và mâm cỗ mặn.
Mâm cỗ mặn
Có lẽ các bạn thường bị mất nhiều thời gian nhất khi chuẩn bị các mâm cỗ mặn này tuy nhiên nếu để ý một chút bạn có thể dễ dàng chuẩn bị được. Mâm cỗ mặn sẽ bao gồm 1 con gà luộc nguyên con hoặc bạn có thể thay thế bằng thịt lợn luộc; bát nấu thì bạn có thể nấu canh bí, canh khoai hoặc canh nấm; 1 đĩa xào, 1 đĩa rán….xôi hoặc bánh chưng là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ mặn.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả. Tùy theo mùa vụ và văn hóa từng miền mà bạn sẽ lựa chọn mâm ngũ quả phù hợp nhất. Bạn cần lưu ý là lựa chọn những loại quả tươi tốt, không bị hư hỏng và sắp xếp sao cho đẹp mắt nhất để dâng lên cúng.
Hương hoa
Bạn cần phải chuẩn bị một loại hoa tươi đẹp với khoảng từ 5 loại hoa, đèn nhang, nến, trầu câu, gạo, muối. Tất cả đều phải được chuẩn bị và sắp xếp sao cho phù hợp nhất.
Việc lựa chọn lễ vật trong mâm cỗ nhập trạch sẽ tùy theo điều kiện của từng gia đình cũng như văn hóa vùng miền để thực hiện.
Lựa chọn văn khấn nhập trạch
Văn khấn chính là những tâm nguyện của gia chủ để xin tới các vị thần linh cũng như thổ công mong muốn những điều tốt đẹp đến với gia chủ. Trong quá trình làm lễ nhập trạch gia chủ sẽ đọc bài văn khấn để cầu xin cuộc sống sung túc về sau này.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn bài văn khấn phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi gia chủ. Bạn có thể tham khảo một số mẫu bài văn khấn của Phong thủy Tam Nguyên. Để tránh trường hợp quên nội dung khi cúng thì bạn có thể ghi hoặc in ra giấy để cúng và sau khi cúng xong thì sẽ hóa vàng cùng với vàng mã.
Ý nghĩa của việc xem ngày nhập trạch, chọn ngày tốt về nhà mới
Về mặt phong thủy
Trong phong thủy, người ta thường nhắc đến quan niệm “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”. Chính vì thế, gia đình khi bắt đầu chuyển vào nhà mới hay kể cả mới cải tạo nhà cũng cần phải xem ngày cho chuẩn xác.
Theo đó, người ta tin rằng, nếu chọn được ngày lành tháng tốt thì mọi việc trong nhà trong tương lai sẽ thuận buồm xuôi gió. Được thần linh, tổ tiên chứng giám phù hộ, giúp gia đình đón nhận nhiều điều may mắn, tránh vận hạn.
Về mặt tinh thần
Vì phong tục coi ngày nhập trạch và chọn ngày tốt trước khi về nhà mới có truyền thống lâu đời và ăn sâu trong tâm trí người Việt. Thế nên, khi có thể chọn được ngày lành tháng tốt chuyển về nhà mới, các thành viên sẽ cảm thấy yên tâm, tự tin hơn. Từ đó tạo không khí vui vẻ, tinh thần sảng khoái và không có cảm giác lo âu.
Nguyên tắc coi ngày vào nhà mới
Ý nghĩa của việc coi ngày vào nhà mới quan trọng như thế, nhưng coi ngày như thế nào để chính xác nhất? Theo dõi phần tiếp theo của bài viết ngay nhé!
Nguyên tắc thứ nhất: Chọn ngày hoàng đạo
Ngày hoàng đạo trong niệm tâm linh là những ngày có các các vị thần thiện bảo vệ. Do đó, gia đình cũng gặp được nhiều may mắn, thuận lợi khi chuyển về nhà và trong tương lai.
Xem ngày vào nhà mới không chỉ giúp xác định được ngày tốt để về nhà mới mà còn xác định ngày động thổ, khai trương, chuyển nhà,…Cách xem này cũng là phương pháp xem phổ biến nhất hiện nay.
Nguyên tắc thứ hai: Chọn ngày vào nhà mới theo Ngũ Hành
Ngũ Hành trong phong thủy sẽ bao gồm các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Những hành này sẽ được chọn tướng ứng với bản mệnh của gia chủ. Mà bản mệnh này được xác định theo tuổi của người đại diện. Ngoài ra, người ta cũng thường sẽ chọn ngày có hành Thủy hay Kim. Vì hai hành này mang ý nghĩa của kim tiền, vàng bạc, tiền vào như nước. Và đặc biệt tránh ngày có hành Hỏa để chuyển nhà, tránh được những nóng nảy, mâu thuẫn trong gia đình.
Nguyên tắc thứ ba: Chọn ngày vào nhà mới theo tuổi
Nguyên tắc này cũng tương tự như việc coi ngày dựa trên Ngũ Hành, thế nhưng còn dựa vào nhiều yếu tố phức tạp hơn. Thế nên gia chủ nếu không quá am hiểu về phong thủy sẽ khó có thể xác định chính xác được.
Để có thể chọn được ngày nhập trạch tốt theo tuổi, người ta thường sẽ mời thầy phong thủy để xem giúp. Nguyên tắc này sẽ đem lại độ chính xác cao về ngày, giờ chuyển vào, thế nhưng sẽ tốn khá nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc.
Nguyên tắc thứ tư: Loại trừ ngày xấu
Ở nguyên tắc này, người ta sẽ chọn ngày dựa trên việc loại trừ các ngày xấu nhất định trong tháng. Chẳng hạn như ngày Nguyệt Kỵ (mùng 5, 14 và 23 âm lịch), ngày Tam Nương (mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch). Ngoài ra còn tránh tháng 7 Cô Hồn hoặc mùng 1 đầu tháng và rằm ngày 15 âm lịch.
- Tránh ngày Nguyệt Kỵ
Người ta thường tránh 3 ngày Nguyệt Kỵ là bởi vì từ xa xưa, người ta quan sát được rằng 3 ngày này là 3 ngày “con nước”. Ứng với những ngày triều cường lớn, sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm, xui xẻo đến thuyền bè. Vì thế, lưu truyền lại đến ngày nay, người ta cũng tránh 3 ngày Nguyệt Kỵ này không làm việc lớn, quan trọng.
- Tránh ngày Tam Nương
Còn đối với ngày Tam Nương, theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng những ngày này là ngày “Ba người đàn bà”. Ứng với lịch sử Trung Hoa truyền lại đó là Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Những người đàn bà với nhan sắc khuynh nước khuynh thành đã là sụp đổ 3 triều đại của Trung Hoa cổ đại. Sở dĩ người ta tránh các ngày này đó là bởi vì đây đều là những ngày mà 3 nàng ấy vào cung và ngày 3 điệu đại ấy sụp đổ. Thế nên trong phong thủy người ta tránh ngày vào nhà mới, động thổ, cưới hỏi,…trùng với các ngày Tam Nương là vì lẽ đó.
Nguyên tắc thứ năm: Chọn theo hướng nhà
Ở nguyên tắc này, bạn cần dựa vào hướng nhà để xác định:
- Nhà hướng Đông thì nên loại trừ các ngày Tam hợp Kim như Sửu, Tỵ, Dậu.
- Nhà hướng Tây thì loại trừ ngày Tam hợp Mộc là Mão, Mùi, Hợi.
- Nhà hướng Nam nên loại trừ ngày Tam hợp Thủy là Tý, Thìn, Thân.
- Nhà hướng Bắc thì nên loại bỏ ngày tam hợp Hỏa như Dần, Ngọ, Tuất.
Với những thông tin cực kỳ hữu ích về ngày vào nhà mới, coi ngày về nhà mới và cách xác định được nêu trên đây. Chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ được vì sao chúng ta cần chọn ngày lành tháng tốt để chuyển về nhà mới, cũng như tại sao lại tránh những ngày xấu trong tháng. Chúc bạn có thể xem ngày vào nhà mới cho nhà mình được nhanh chóng và dễ dàng.